Dealing Desk và No Dealing Desk – Các loại broker

Henry

Khi chọn một nhà môi giới (broker) ngoại hối, bắt buộc phải hiểu cơ cấu hoạt động của sàn, lệnh giao dịch của bạn được xử lý ra sao. Bạn cần phải hiểu liệu bạn có đang sử dụng một sàn giao dịch Forex môi giới hay không. Kiến thức về các loại broker nếu nắm bắt rõ sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao dịch. Tôi thấy có nhiều bạn cứ giao dịch thua lỗ thì lại đổ lỗi hay nghi ngờ sàn có vấn đề. Biết rõ cơ cấu tổ chức của sàn, bạn sẽ biết sàn có vấn đề hay không và tránh đổ lỗi cho hoàn cảnh. Vấn đề lớn nhất với nhà môi giới của bạn là liệu họ có thể chủ động giao dịch với bạn hay không?

Có các loại broker nào?

Ở bài viết này ta sẽ bàn về hai loại Forex Broker đó là: Dealing Desk (DD) và No Dealing Desk (NDD). Các sàn mà bạn giao dịch chỉ có thể thuộc một trong hai dạng này.

Để giao dịch tự tin, bạn không nên chỉ biết cách vào lệnh mà còn phải biết làm sao chọn được một sàn giao dịch phù hợp với mình, biết mình đang giao dịch với ai.

Sàn dealing desk là gì?

Các sàn Dealing Desk là sàn kiếm tiền từ phí spread và cung cấp thanh khoản cho khách hàng của họ hay còn gọi là Market Makers. Có nghĩa rằng nếu khách hàng bán họ sẽ sẵn sàng mua, khách hàng mua họ sẵn sàng bán, đó chính là tạo thanh khoản cho khách hàng. Biểu đồ giá thì vẫn đúng theo như thị trường thực mà không thay đổi gì cả nên bạn yên tâm. Tuy nhiên, nếu là sàn lừa đảo thì rất có thể họ sẽ làm giá, giãn spread… để khiến khách hàng thua lỗ, thậm chí là biểu đồ giá ở một số cây nến có thể khác so với thị trường thực.

Để rõ hơn thì các bạn nên hiểu thế này, sàn cũng không muốn ôm lệnh (hay giao dịch trực tiếp với chúng ta) làm gì vì có thể mang lại rủi ro khi chúng ta thắng, sàn sẽ mất tiền, sàn chỉ muốn kiếm tiền phí spread vì đó là tiền chắc chắn thuộc về sàn. Các sàn luôn muốn có người mua và người bán đều nhau để giải quyết số lượng lệnh mua bán.

Nhưng một khi khối lượng mua không đáp ứng được khối lượng bán hoặc ngược lại, thì khi đó sẽ có một số lượng giao dịch không thể khớp lệnh dù giá đã chạm tới ngưỡng đó. Điều này dễ làm khách hàng khó chịu, bực tức. Cho nên, bất đắc dĩ sàn sẽ giao dịch các khối lượng lệnh dư thừa đó luôn để tạo thanh khoản ngay lập tức cho khách hàng của họ. 

Chính vì khi ôm lệnh của khách hàng, nếu thắng thì không có vấn đề gì và sàn càng mừng, nhưng nếu lệnh khách hàng thắng và sàn thua thì lại là chuyện to vì có thể sàn phải mất một lượng tiền rất lớn. Khi đó, rất dễ xảy ra các thủ thuật, chiêu trò của sàn để khiến cho lệnh của khách hàng không được take profit, hạn chế profit hoặc thậm chí dính stop loss sớm.

Ngoài ra, nếu bạn giao dịch trên dealing desk thì cũng có trường hợp lệnh sẽ không được khớp do cào thời điểm đó giá đang đi quá nhanh (thường là tín tức lớn được đưa ra), lúc đó sàn sẽ hỏi bạn có đồng ý khớp lệnh ở mức giá khác hay không, tức là re-quotes lệnh

Dù thế nào đi nữa, tôi khuyên các bạn không nên giao dịch các loại tài khoản dạng dealing desk này. Vì dù sàn hôm nay có uy tín đi nữa, nhưng ngày mai họ rơi vào thế đường cùng thì mọi chuyện đều có thể xảy ra.

Khi giao dịch với Dealing Desk Brokers thì bạn sẽ không thấy được tỷ giá ngoại tệ của ngân hàng nhưng cũng đừng quá lo lắng vì sự cạnh tranh giữa các broker là rất lớn cho nên họ phải điều chỉnh giá gần với tỷ giá của ngân hàng nhất có thể nếu không muốn nói là tương tự. Từ đó, mới gây được lòng tin nơi khách hàng.

Ví dụ, nếu bạn đặt một lệnh mua EUR/USD với 1 Lot chuẩn là 100,000 đơn vị tiền với sàn Dealing Desk Broker.

Để khớp lệnh của bạn thì sàn giao dịch trước tiên phải tìm tính thanh khoản từ khối lượng bán của những khách hàng khác. Nếu không được thì sàn có thể chấp nhận mạo hiểm ôm lệnh của bạn, khi đó lợi nhuận có thể tăng lên gấp nhiều lần thay vì chỉ hưởng phí spread (bộ phận trader của sàn) nhưng bù lại có thể thua lỗ lớn. Chẳng hạn, bạn bán thì họ sẵn sàng mua của bạn ngay lập tức, nếu bạn thua lệnh thì coi như toàn bộ tiền thua lỗ của bạn chuyển sang cho sàn.

Tuy nhiên, khi ôm lệnh sàn cũng phải tính toán thật kỹ và nếu họ không chấp nhận các lệnh của bạn thì lệnh sẽ không được khớp.

Các bạn có thể thấy đa phần những trader mới thường thua lỗ và sàn sẽ không ngại gì mà không ôm lệnh của họ cả, họ chấp nhận có thể bạn sẽ thắng vài lệnh nhưng về lâu dài bạn vẫn là người thua khi mà giao dịch không kiểm soát và thiếu kỹ năng. Khi bạn nạp tiền lần đầu thì sàn thường quy định phải tối thiểu 60 hoặc 90 ngày sau ngày nạp bạn mới có thể rút lợi nhuận về. Vì vậy, nếu bạn có lợi nhuận nhưng vẫn phải để trong tài khoản trade, sau đó về lâu dài thì khả năng bạn thua lỗ và cháy tài khoản là rất cao. Mọi khoản tiền lại thuộc về sàn.

Những sàn môi giới khác nhau sẽ có chính sách xử lý lệnh giao dịch khác nhau cho nên bạn cũng cần thiết tìm hiểu kỹ các sàn về vấn đề này.

Sàn No Dealing Desk là gì?

Ngược lại với sàn Dealing Desk thì sàn No Dealing Desk không ôm lệnh của khách hàng (tức không có bộ phận trader) mà chỉ đóng vai trò là cầu nối giữa thị trường liên ngân hàng với người giao dịch.

Vì là làm cầu nối trung gian nên họ chủ yếu nhận tiền hoa hồng (Commission) còn spread thì rất nhỏ mà thôi.

Non Dealing Desk thì được chia thành hai dạng:

  • Straight Through Processing (STP) và
  • Electronic Communication Network + Straight Through Processing (ECN + STP) hoặc có thể gọi ngắn gọn là ECN.

Vậy sàn STP là gì?

Nhiều sàn giới thiệu rằng họ là sàn ECN nhưng thực chất chỉ đơn thuần là STP (Straight Through Processing).

Sàn môi giới có hệ thống STP sẽ gửi lệnh của khách hàng đến những nhà cung cấp thanh khoản và những nhà cung cấp thanh khoản này mới là những người có quyền truy cập vào thị trường liên ngân hàng chứ không phải là sàn môi giới.

Một sàn NDD STP thường có nhiều nhà cung cấp thanh khoản và mỗi đơn vị sẽ có mức giá Bid và Ask riêng của họ.

Giả sử sàn môi giới bạn tham gia có 3 nhà cung cấp thanh khoản. Trong hệ thống của họ sẽ thấy được 3 mức niêm yết giá bid/ask khác nhau. Chẳng hạn:

Nhà cung cấp thanh khoảnBidAsk
A1.12001.1202
B1.12011.1202
C1.12011.1203

Các sàn giao dịch căn cứ vào mức bid/ask của các nhà cung cấp thanh khoản niêm yết và sẽ chọn ra mức giá tốt nhất theo mong muốn khách hàng. Cụ thể, ở giá bid là giá bạn bán sản phẩm của mình, bạn sẽ luôn muốn bán ở giá cao nhất có thể và ở đây sẽ là 1,1201. Với giá ask là giá mà bạn mua sản phẩm thì bạn sẽ luôn muốn mua được với giá rẻ nhất nên ở đây sẽ là giá 1,1202. Như vậy thì giá bid/ask được sàn đưa ra sẽ là 1,1201/1,1202.

Vậy đó có phải là giá mà bạn được thấy ở nền tảng giao dịch?

Câu trả lời là Không!

Bởi vì nếu như niêm yết giá trên trong nền tảng giao dịch thì đồng nghĩa sàn môi giới hoạt động không có lợi nhuận bởi họ đưa ra giá của nhà cung cấp thanh khoản và khoảng spread 1 pip ở trên cũng sẽ được chuyển hết cho nhà cung cấp thanh khoản. Chính vì vậy họ phải ( quy định mức spread giãn ra thêm (Mỗi sàn sẽ có quy định khác) chẳng hạn họ sẽ giãn đều ở mỗi giá là 1 pip thì khi đó giá bid/ask hiển thị trên nền tảng giao dịch sẽ là 1.1200/1.1203.

Vậy khoảng phí spread bạn chịu khi giao dịch là 3 pip chứ không phải 1 pip.

Khi bạn mua 100,000 EUR/USD với giá 1,1203 thì lệnh của bạn được đưa tới sàn môi giới rồi sàn sẽ chuyển tới nhà cung cấp thanh khoản A hoặc B (giá 1,1202).

Khoảng giá bid/ask của nhà cung cấp thanh khoản thay đổi liên tục cho nên buộc các sàn môi giới cũng phải thay đổi theo. Chỉ một số ít sàn là có khoảng spread cố định (fixed spread) còn lại đều thay đổi liên tục (variable spread).

Sàn STP + ECN là gì?

Sàn Forex theo chuẩn ECN cho phép lệnh của các khách hàng trên sàn được khớp trực tiếp với lệnh của những người tham gia khác trên thị trường liên ngân hàng. Những người tham gia đó có thể là ngân hàng, quỹ đầu tư mạo hiểm, người giao dịch nhỏ nhẻ hoặc thậm chí là các sàn môi giới khác.

Chuẩn ECN cho phép người giao dịch thấy được thị trường thực chất của nó mà không có sự điều chỉnh spread của sàn như chuẩn STP.

Và sự thực chất ở đây còn là nơi gặp nhau của những người có nhu cầu mua bán thực sự chứ không phải bạn giao dịch với chính sàn mà mình mở tài khoản và họ ôm lệnh của bạn.

Vì giao dịch chuẩn ECN sử dụng khoảng spread chung của thị trường liên ngân hàng (thường rất nhỏ) cho nên các sàn sẽ kiếm lợi nhuận từ một khoản phí hoa hồng được trích lại.

Nói gì thì nói, kiểu sàn này (đúng hơn là kiểu tài khoản giao dịch vì một sàn no dealing desk thường sẽ có luôn hai dạng tài khoản giao dịch là STP và ECN) tôi vẫn khuyến khích các bạn sử dụng nhất và tôi cũng luôn sử dụng loại tài khoản này. Tránh trong giao dịch lại bán tín, bán nghi. Các sàn tôi khuyên bạn sử dụng như: ICMarkets, Exness, Forex.com, XM, AxiTrader cũng là thuộc No Desling Desk

Bảng so sánh đặc điểm giữa các dạng sàn

Tiêu chíDEALING DESK
(MARKET MAKER)
NO DEALING DESK (STP)NO DEALING DESK (STP+ECN)
Spreadcố địnhPhần lớn là không cố địnhKhông cố định và thêm phi commission
Cách thực thi lệnhÔm lệnhCầu nối khách hàng và nhà cung cấp thanh khoảnCầu nối khách hàng và nhà cung cấp thanh khoản và các thành phần tham gia khác
GiáCó thể điều chỉnhGiá đến từ nhà cung cấp thanh khoảnGiá đến từ nhà cung cấp thanh khoản và các tổ chức ECN khác
Khớp lệnhKhớp bởi sàn và có re-quotesTự động thực thi, không re-quotes Tự động thực thi không re-quotes

Lời kết

Như vậy, qua bài viết này, các bạn đã có thể hiểu và nhận biết được đâu là sàn dealing desk và no dealing desk. Từ đó có thể lựa chọn được sàn giao dịch phù hợp cho mình.

Cuối cùng, cảm ơn các bạn đã đồng hành với bài viết của tôi cho đến những dòng chữ cuối cùng. Trong quá trình viết bài chắc chắn không thể tránh khỏi một số lỗi trình bày hay câu cú lủng củng, mong các bạn thông cảm.

Rất mong nhận được một like và đánh giá chất lượng bài viết theo 5 sao bên dưới. Nếu bài viết tốt và hài lòng, các bạn cho 5 sao. Còn chưa tốt các bạn cứ đánh giá thực chất theo đúng cảm nhận và tôi xin được nhận những đóng góp, nhận xét của bạn ở phần bình luận để không ngừng cải thiện chất lượng phục vụ người đọc. Ngoài ra, nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào về kiến thức trong bài viết cũng hãy để lại comment bên dưới. Tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng !

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here