BT GROUP TỔNG QUAN THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC THAM KHẢO NGÀY 17/12

THỊ TRƯỜNG VÀNG

Nhìn vào đàm phán thương mại

Tổng thống Mỹ Donald Trump và các quan chức Trung Quốc hôm thứ Sáu tuần trước (13/12) đã công bố một thỏa thuận về hiệp định thương mại sơ bộ Mỹ – Trung. Tuy nhiên, vàng vẫn tăng trong phiên ngày thứ Sáu, chủ yếu nhờ vào đà suy yếu của đồng USD và đà sụt giảm của lợi suất trái phiếu. Và thỏa thuận “Giai đoạn 1” đã không được như kỳ vọng của thị trường.

Vào ngày thứ Hai, chỉ số đồng USD (ICE U.S. Dollar Index) – thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác – hạ 0.1% xuống 97.034 khi các hợp đồng vàng chốt phiên. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 6.7 điểm cơ bản lên 1.8854%, sau khi thị trường chứng khoán leo cao nhờ số liệu kinh tế vĩ mô Trung Quốc tích cực. Sản xuất công nghiệp tháng 11 của Trung Quốc tăng trưởng 6,2% so với cùng kì năm ngoái, vượt kì vọng của các nhà kinh tế. Doanh số bán lẻ tháng vừa qua cũng tăng 8%.

Với thỏa thuận giai đoạn 1, thuế quan bổ sung 15% áp lên 120 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ được cắt giảm một nửa, còn 7,5%. Mức thuế 25% áp lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ được giữ nguyên, nhưng kế hoạch áp thuế 15% lên 160 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào ngày 15/12 được hủy. Đổi lại, Bắc Kinh cho biết họ sẽ tăng thu mua nông sản Mỹ lên 40 – 50 tỉ USD.

Tuy nhiên, trong khi ông Trump đăng tải trên Twitter rằng vòng đàm phán thỏa thuận giai đoạn hai sẽ bắt đầu ngay lập tức, Bắc Kinh lại tuyên bố việc chuyển sang giai đoạn tiếp theo của cuộc đàm phán phụ thuộc vào quá trình thực hiện thỏa thuận giai đoạn một.

Giới đầu tư hiện đã chuyển hướng tập trung vào con đường tiến tới thỏa thuận “Giai đoạn 2”, vốn có thể còn kéo dài và nhiều gian nan nữa. Khi đó, vàng có thể đạt được đà tăng khá tốt nếu căng thẳng thương mại lại leo thang.

Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với động thái không có thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ thực chất chỉ được coi như là một ” thỏa thuận ngừng bắn ” giữa hai bên. Các vấn đề thực sự vẫn chưa được giải quyết và điều đó sẽ tiếp tục gây thêm sự không chắc chắn cho thị trường tài chính.

Về dài hạn, mâu thuẫn Mỹ-Trung còn rất lớn và không chỉ là xung đột về thương mại. Chính quyền ông Trump sẽ phải giải quyết những vấn đề quan trọng nhất là chính sách trợ cấp doanh nghiệp nội địa, ép buộc chuyển giao công nghệ… Và đặc biệt hơn là các ngân hàng quốc gia lớn đang theo đuổi chính sách lãi suất thấp và duy trì kích thích kinh tế trong tương lai gần để có thể giúp thúc đẩy kinh tế toàn cầu khiến vàng trở nên hấp dẫn trong vai trò là tài sản trú ẩn an toàn.

Về ngắn hạn, Vàng cũng đang chịu sức ép khi lợi suất trái phiếu tăng và thị trường chứng khoán tăng điểm.

Nhìn vào Vương quốc Anh

Triển vọng Anh rút ra khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) sáng sủa hơn sau khi đảng Bảo thủ của ông Boris Johnson thắng lớn với đa số áp đảo. Chiến thắng áp đảo thuộc về Đảng Bảo thủ cầm quyền của Thủ tướng Boris Johnson đồng nghĩa với việc Anh sẽ ra khỏi EU vào ngày 31/1/2020. Ông Johnson dự kiến sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu tại quốc hội mới ngay trước thềm Giáng sinh để thực hiện Brexit đúng thời hạn vào ngày 31/1 năm sau như đã hứa trước đó. Nhiều khả năng sẽ sớm hoàn thành Brexit sau hơn 2 năm nước Anh chìm trong khủng hoảng không lối thoát.

Tuy nhiên, ông Johnson sẽ phải đàm phán một thỏa thuận thương mại với EU trong năm tới, nên những bấp bênh mới có thể sẽ xuất hiện. “Brexit có thể tiếp tục gây áp lực lên các hoạt động kinh tế, bởi nhiệm vụ khó khăn là đàm phán mối quan hệ thương mại mới giữa Anh với EU mới chỉ bắt đầu.

Về hiện tại nguy cơ Brexit cứng đang tăng lên khi thủ tướng Anh Johnson  dự định sửa đổi luật để đảm bảo rằng thời gian chuyển đổi đối với Brexit không được gia hạn. Điều này có thể khiến Anh gặp rủi ro về Brexit không có thỏa thuận vào cuối năm tới. Vì vậy thị trường nhận thức được rủi ro này và bán đồng bảng Anh. Qua đó cũng hỗ trợ cho giá Vàng.

Tóm lại

Về dài hạn Vàng vẫn đang được hỗ trợ khi các rủi ro kinh tế vẫn chưa tìm được hướng giải quyết triệt để. Các ngân hàng vẫn theo đuổi chính sách lãi suất thấp.

Rủi ro brexit cứng đang tăng lên.

Về ngắn hạn thị trường vẫn đang tận hưởng khi căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới bớt căng thẳng. Và chúng ta cũng cần theo dõi các chỉ số kinh tế của Hoa Kỳ trong tuần này. Ngày hôm nay sẽ là tổng số giấy phép xây dựng và tổng số nhà ở mới thi công lúc 20h30 và báo cáo sản lượng ngành công nghiệp Mỹ công bố lúc 21h15. Hiện tại yếu tố Brexit đang hỗ trợ giá vàng.

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KỸ THUẬT

Tại biểu đồ ngày D1 :

Giá vẫn đang tiến gần tới vùng kháng cự mạnh là 1481 – 1483. Ngày hôm qua là một nến Doji như nhận định của chúng ta ngày hôm qua là giá sẽ ít biến động và sẽ giữ ở quanh vị trí hiện tại.

Tại biểu đồ H4 :

Giá vẫn đang nằm trong một kênh xu hướng tăng và được hỗ trợ mạnh khi giá quay về vùng 1474.

Liên tiếp là các lực hồi mạnh từ vùng này ngày hôm qua.

Tại biểu đồ H1:

Giá đang tạo một vùng sideway quanh ngưỡng 1474 – 1479 và đang trong kênh trend tăng. Tuy nhiên giá đang gần tới vùng kháng cự mạnh 1483, vùng này phe gấu đang rình rập.

Ngày hôm nay chúng ta vẫn canh mua lướt lên quanh vùng 1474
SL 1473
TP 1479

THỊ TRƯỜNG DẦU

Trong 4 tháng đầu năm 2019, dầu thô đã tăng giá liên tục do những thông tin bất ổn của khu vực Trung Đông, việc cắt giảm sản lượng của OPEC cũng như lệnh trừng phạt của Mỹ lên Iran và Venezuela.

Đến tháng 5/2019 giá dầu có sự giảm nhiệt do những e ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu có thể tác động xấu đến nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu này.

Sự kiện nhóm phiến quân Houthi của Yemen tấn công các cơ sở sản xuất dầu của tập đoàn nhà nước Saudi Aramco ở Abqaiq và Khurais vào tháng 09/2019 đã làm cho giá dầu đột biến tăng vọt lên trên mức 60 USD/thùng. Tuy nhiên, sau đó giá đã điều chỉnh lại về mức đáy cũ trước đó.

Tiếp nối thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu trước đó (có hiệu lực đến 31/12/2019), cuộc họp OPEC+ vào ngày 05/12/2019 tiếp tục đạt được thỏa thuận về việc cắt giảm sản lượng thêm 500.000 thùng/ngày bắt đầu từ tháng 01/2020. Thỏa thuận này nhằm hạn chế nguồn cung đang dư thừa do sự tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế lớn.

Ngày hôm qua dầu tiếp tục leo lên đỉnh cao 3 tháng trong phiên thứ 2 liên tiếp khi tâm lý rủi ro giảm bớt và một loạt dữ liệu kinh tế tích cực từ Trung Quốc.

Sự tuân thủ cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ hạn chế rủi ro giảm giá dầu.

Tuy nhiên, báo cáo định kỳ hàng tháng từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố vào ngày thứ Hai cho thấy sản lượng dầu thô từ 7 mỏ dầu đá phiến lớn nhất nước Mỹ được dự báo tăng 30,000 thùng/ngày trong tháng 1 lên 9.135 triệu thùng/ngày.

Cùng với việc các quỹ phòng hộ và các nhà quản lý quỹ khác đã mua một lượng đáng kể 154 triệu thùng hợp đồng tương lai và quyền chọn quan trọng liên quan đến giá dầu trong tuần 10/12. Điều này cũng có nghĩa là một khi tồn kho dầu thô API tăng hơn dự kiến ​​trong tuần này, giá dầu sẽ phải đối mặt với áp lực bán rất lớn.

Phân tích chu kỳ cũng chỉ ra thời điểm tạo đáy lớn của giá dầu có thể rơi vào quý 2/2020

Vì vậy chúng tôi nhận định dầu có thể tăng tới các vùng 60.7 – 61.2 sau đó sẽ giảm về vùng 58.4 – 58.7

THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ

USDJPY

Tuần trước, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định không nâng lãi suất và hàm ý rằng sẽ giữ nguyên lãi suất cho đến hết năm 2020. Áp lực đang đè lên đồng bạc xanh sau triển vọng thận trọng của Fed. Dữ liệu từ Mỹ hôm thứ Sáu (13/12) cho thấy doanh số bán lẻ tăng ít hơn dự kiến vào tháng 11.

Ngày hôm qua chỉ số sản xuất Empire State và PMI sản xuất của Mỹ suy yếu. Ngày hôm nay các nhà đầu cơ cần chú ý tới các tin tức tổng số giấy phép xây dựng và tổng số nhà ở mới thi công lúc 20h30 và báo cáo sản lượng ngành công nghiệp Mỹ công bố lúc 21h15. Có thể dữ liệu nhà ở sẽ được hỗ trợ bởi lãi suất thấp.

Tuy nhiên cặp tiền vẫn giữ ở vị trí cao do sự suy yếu của đồng Yên Nhật. Đồng yên Nhật hiện đang là đồng tiền yếu nhất, vì các quan chức của Ngân hàng Nhật Bản đã đưa ra thái độ “bồ câu” vào tuần trước. Ngoài ra, các sự kiện rủi ro được loại bỏ từng cái một. Điều này gây áp lực lên đồng tiền trú ẩn an toàn.

Ngân hàng Nhật Bản sẽ công bố nghị quyết lãi suất và tổ chức họp báo vào thứ Năm. Thị trường dự đoán rằng BOJ có khả năng duy trì “thái độ bồ câu”, vì vậy đồng yên vẫn sẽ giảm trước cuộc họp này. Thị trường sẽ tiếp tục tiêu hóa các tin tức này.

Do đó cặp USDJPY sẽ chưa có dấu hiệu suy giảm.

Ngoài ra thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được thông qua cũng đang hỗ trợ các loại tiền hàng hóa như AUD, CAD, NZD do đó các cặp tiền AUDJPY, CADJPY, NZDJPY sẽ vẫn giữ vị thế tăng.

EUR

Trong tuần trước, Tân Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde nói rằng sự giảm tốc kinh tế của nhóm nước sử dụng đồng tiền chung Euro, tức khu vực Eurozone, đã có những dấu hiệu của sự chạm đáy.

PMI sản xuất trung bình 7 tháng của khu vực đồng euro vẫn đang giảm và chỉ số này có ý nghĩa quyết định đối với tín hiệu tăng đáng tin cậy. Khi chỉ số này tăng trở lại, PMI sản xuất khu vực đồng euro sẽ đánh dấu sự kết thúc của suy thoái kinh tế và bắt đầu xu hướng tăng.

Do sự suy giảm bất ổn thương mại, suy thoái công nghiệp của khu vực đồng euro dự kiến sẽ kết thúc vào mùa xuân tới, do đó nếu có dấu hiệu tăng cũng chỉ là một xu hướng tăng nhẹ bởi vì hiệu suất dữ liệu PMI Eurozone tháng 12 được công bố hôm qua không thay đổi so với tháng 11, trong khi PMI sản xuất giảm xuống 45,9, phù hợp với suy thoái công nghiệp đang diễn ra ở khu vực đồng euro. Dữ liệu cho thấy nền kinh tế Đức tiếp tục suy yếu, trong khi nền kinh tế Pháp đang cho thấy một xu hướng mạnh mẽ.

Nhìn chung nền kinh tế ở Eurozone vẫn đang trong tình trạng suy yếu kể từ năm 2013 nhưng đã có những dấu hiệu của sự chạm đáy và đang được dự báo có thể hồi phục nhẹ vào mùa xuân.

GBP

Đồng bảng Anh đã giảm sau các báo cáo rằng Thủ tướng Anh, ông Johnson sẽ sửa đổi luật để đảm bảo rằng thời gian chuyển đổi đối với Brexit không kéo dài quá cuối năm 2020. Thái độ của Johnson không kéo dài thời gian chuyển đổi, vì vậy thị trường nhận thức được rủi ro này và bán đồng bảng Anh.

Ngoài ra ngày hôm qua PMI sản xuất và dịch vụ của vương quốc Anh cũng suy yếu ngày hôm qua.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here