Hôm qua là một ngày trading nhiều sự kiện. Hầu hết trong số đó đều khá tích cực. Tiêu biểu nhất phải kể tới là việc ngân hàng trung ương Châu Âu tung ra gói hỗ trợ lên tới 750 tỷ, điểm đáng chú ý là bất chấp sự kiện mang tính lới lỏng này, đồng EUR vẫn có một phiên trading đi lên khá mạnh mẽ so với hầu hết các đồng tiền chính khác. Chart #1 dưới đây là cặp tiền EURUSD, giá hiện tại đang được trading tại vùng kháng cự quan trọng 1.10. Thông thường thì những con số “round number” như này sẽ mang một ý nghĩa trong lòng người trader, và đặc biệt là với thế chart hiện tại của EU, bởi đây cũng là vùng Resistance trên Daily chart đã được test đến 3 lần kể từ tháng 04.2020 trở lại đây. Cho nên việc EU có lúc breakout khỏi mốc này (trong ngày) mang một ý nghĩa rất lớn ám chỉ rằng khả năng cao trong thời gian tới nó sẽ còn đi lên mạnh mẽ.
Chart #1: EURUSD lần đầu vượt ngưỡng 1.10 sau 3 lần testing
Nhận định này được xác nhận bởi yếu tố liên thị trường. Chart #2 dưới đây là một H1 timeframe của cặp tiền EU. Yếu tố liên thị trường trong chart này là chênh lệch lợi tức trái phiếu chính phủ Đức và Mỹ (lằn ranh màu cam). Khi mà bond yield spread tiếp tục đi lên một cách tương đối ổn định và vững chắc như hiện tại thì tiềm đảo chiều của cặp tiền hầu như không có bấp chất nó đang được trade tại ngưỡng kháng cự quan trọng 1.10.
Chart #2: Chênh lệch lợi tức trái phiếu Đức – Mỹ xác nhận hướng đi lên của EU
Điểm tin tích cực thứ hai nữa cần phải kể đến là thủ đô Washington DC – ổ dịch lớn nhất ở Mỹ cuối cùng cũng đã thông báo sẽ mở cửa trở lại vào 0h:00 sáng ngày mai (giờ Mỹ). Như vậy là tính tới hiện tại, hầu hết tất cả các Bang lớn nhỏ ở Mỹ đã có các động thái mở cửa trở lại (dù ít hay nhiều). Và cũng chính điều này đang là động lực chi phối đến hướng đi của toàn finacial market nói chung hiện tại. Vì sao vậy? Câu trả lời không nằm ngoài hai chữ “risk apetite”. Tức là hoạt động mở cửa trở lại này cùng với tiến trình phát triển Vaccine phòng/trị Covid-19 đã và đang thổi một làn hơi ấm vào thị trường nói chung. Điều này làm cho các lớp tài sản trú ẩn như U.S Bond, Gold hay JPY đang bị bán tháo mạnh mẽ và đó cũng là nguyên nhân trực tiếp là cho USD suy yếu (do investor tháo chạy khỏi U.S bond).
Chart #3 dưới đây thể hiện sự hứng phấn thấy rõ trên equity market. Chỉ số S&P500 – cây thước đo cho thị trường chứng khoán Mỹ đã có một phiên giao dịch đảo chiều khá ấn tượng vào cuối phiên và chính thức đóng cửa trên ngường 3000 điểm.
Đăng ký nhận các bản tin phân tích sớm nhất
Chart #3: S&P 500 đảo chiều tăng điểm ấn tượng cuối phiên
Và như có viết trong bài viết ngày hôm qua rằng sự điều chỉnh tâm lý risk apetite vốn được ví như một sợi dây thun căng cứng lúc đó là cần thiết trước khi đi tiếp thì sang đến ngày hôm nay có thể nói quá trình đó dường như đã xong. Do đó chiến lược trading phù hợp hiện tại là tiếp tục canh me mua vào các cặp tiền XXX/USD, XXX/JPY đồng thời canh bán ra các cặp tiền USD/XXX. XXX nên loại trừ các đồng tiền hàng hóa do những rủi ro từ mối quan hệ giữa Mỹ – China.
Happy and safe trading!
__BT GROUP__