Đây là câu hỏi quan trọng thu hút hầu hết sự quan tâm của mọi trader không chỉ trong hiện tại mà còn cả tương lai. Lý do là bởi vì việc xác định được hướng đi của nó thì cũng như là đã xác định được xu hướng của tất cả các cặp tiền chính (major pairs) trong currency market rồi.
Và nếu phải tiên đoán về xu hướng đồng USD trong những ngày sắp tới thì câu trả lời sẽ là một down trend. Down trend bao lâu và bao xa thì tương lai trả lời. Nhưng nếu nhìn vào cái thế chart liên thị trường (intermarket analysis) hiện tại của nó thì có thể nói rằng USD MỚI VỪA bước vào một down trend mà thôi. Vì sao vậy?
Biểu đồ dưới đây (Chart #1) là một overlaychart của chỉ số đo lường sức mạnh đồng USD (DXY-Candlestick chart) cùng với hai yếu tố liên thị trường gạo cội của financial market. Cái thứ nhất (Lằn ranh màu đỏ) là Lợi tức trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, loại kỳ hạn 10 năm (US10Y – U.S Government Bonds 10 Year Yield) và cái thứ nhì (Lằn ranh màu xanh) ấy là một chỉ số để đo lường sức mạnh của thị trường hàng hóa. Chỉ số này được tôi tạo ra từ việc cộng giá dầu thô tương lai (CL1!) và giá kim loại đồng tương lai (HG1!) với nhau. Lẽ thông thường thì chỉ số CRB index (Commodity Research Bureau Index) sẽ là đại diện cho thị trường hàng hóa, nhưng do data của CRB không có chạy khớp theo thời gian thực 24/24 với chỉ số DXY, mặt khác mức độ tương quan của CRB và CL1!+HG1! Lại cực kỳ cao (xem Chart #2) nên việc thay thế CRB bằng chỉ số CL1!+HG1! Trong các phân tích liên thị trường sẽ vừa đảm bảo được cả tính linh động và tính chính xác.
Câu hỏi đặt ra là: Hai yếu tố kể trên, tức Bond Yield và hàng hóa thì có ý nghĩa gì đối với xu hướng của đồng USD?
Trả lời câu hỏi này, ta đi vào yếu tố thứ nhất. Đó là U.S Bond yield: Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 hoành hành, kinh tế đứng trước nguy cơ sẽ chìm vào suy thoái thì mỗi khi tâm lý e ngại rủi ro (risk aversion) lên ngôi dòng tiền sẽ có xu hướng tìm về với các lớp tài sản an toàn như GOLD và trái phiếu chính phủ- nhất là trái phiếu của một quốc gia hùng cường cả về mặt kinh tế lẫn quân sự như Mỹ phát hành. Mà để nhảy vào được U.S Gorverment bonds, trader/investor cần có đồng USD trong tay. Trong tình huống ngược lại, nếu market tin rằng các rủi ro trong kinh tế sẽ sớm qua đi hay là “ÍT” xấu hơn so với lúc trước (risk appetite sentiment) thì dòng tiền sẽ có xu hướng quay lưng lại với các safe havens như Bonds. Và đây cũng chính là tình thế hiện tại của đồng USD. Có thể thấy ngay trong chart #1 này, phiên trading ngày hôm qua, US10Y đã quay đầu đi lên mạnh mẽ, điều này có nghĩa là smart money đang rời bỏ các lớp tài sản an toàn như Bond, để tìm về các loại tài sản có high risk high return qua đó làm suy yếu đồng USD.
Đó là vế thứ nhất của phương trình, câu chuyện liên thị trường được kể trong chart #1 vẫn còn chưa hết. Đó chính là vế thứ 2 hay yếu tố thứ hai mang tên – comodity market, tức là thị trường hàng hóa. Chart #1 cho thấy Hàng hóa cũng đang phục hồi mạnh mẽ và đó chính là biểu hiện của tâm lý kỳ vọng về một lạm phát sẽ “ấm” hơn trong tương lai. Mà định nghĩa nguyên thủy của lạm phát lại chính là đồng tiền mất giá. Giá hàng hóa thế giới lại được yết bằng đồng USD. Thành ra mà nói, khi hàng hóa phục hồi thì sẽ sản sinh ra áp lực là cho USD mất giá.
Tổng hợp hai yếu tố này chính là giải thích thuyết phục cho nhận định về hướng đi downtrens sắp tới của đồng USD. Và nếu thế, hướng trading sắp tới cho các major pairs có định dạng USD/XXX là go short; ngược lại với các cặp XXX/USD sẽ là go Long. (Lưu ý: XXX xin loại trừ Vàng) Và đó là chiến lược chung cho toàn bộ các cặp chính, nhưng câu hỏi ăn tiền lúc này là XXX nên là đồng tiền nào?
Tôi đã scan hết một lượt 7 đồng tiền chính bao gồm có: EUR, GBP, JPY, AUD, CAD, NZD VÀ CHF thì câu trả lời dần hiện lên đó chính là EUR.
Chart #3 dưới đây cho thấy mức chênh lệch lợi tức trái phiếu (Bond yield spread) loại kỳ hạn 02 năm giữa Quốc gia Đức và Mỹ đang chuyển mình đi lên từ cách đây 9 ngày tạo nên một sự phân kỳ mạnh mẽ với cặp tiền EURUSD. Và nếu cái chỉ báo liên thị trường này đúng như nó từng đúng suốt bao nhiêu năm tháng qua thì EU kỳ này sẽ phải đi lên.
Và sẽ thật là trùng hợp khi nhìn qua khía cạnh TA (technical analysis) của cặp tiền EURUSD H1 chart lúc này. Chart #4 dưới đây cho thấy nó vừa mới kết thúc phase B , hoàn thành giai đoạn Spring and test lại support line tại vùng giá 1.0800 và đi lên. Cái lên này sẽ đi bao cao và bao xa thì tôi chưa biết, nhưng điều mà tôi biết rõ lúc này là nó mới chỉ vừa bước vào một uptrend. Và nếu là khởi đầu một uptrend thì chiến lược cho những ngày sắp tới sẽ là only LONG trade.
Đăng ký nhận các bản tin phân tích sớm nhất
Chiến lược chờ canh Buy với EURUSD
Ghi chú:
Do tâm lý thị trường hiện tại đang là một risk appetite sentiment nên các món tài sản mang tính phòng hộ, trú ẩn như Gold, JPY sẽ mất đi ưu thế cùng USD. Thành ra mặc dù USD sẽ suy yếu trong thời gian tới nhưng Gold chưa chắc tăng nổi do xu hướng dòng tiền tháo chạy khỏi các safe havens.
Dầu và chứng sẽ có tiềm năng tiếp tục đi lên miễn là không có sự kiện đặc biệt nào xảy ra ngoài tiên đoán làm thay đổi bức tranh liên thị trường hiện tại.
__BT GROUP__