BT GROUP phân tích tổng quan thông tin thị trường Vàng, Dầu và các cặp ngoại tệ chính ngày 27/04

THỊ TRƯỜNG VÀNG

Áp lực chốt lời cuối tuần đã không ngăn được đà tăng của Vàng vào cuối tuần trước khi giá vàng giảm về vùng 1700 USD/oz.

Yếu tố chính vẫn hỗ trợ giá vàng do nhiều quốc gia vẫn tiếp tục tung ra các gói kích thích kinh tế có giá trị lớn để cứu doanh nghiệp, khiến các nhà đầu tư lo ngại áp lực lạm phát sẽ tăng mạnh. Trong đó, Mỹ đã tung ra gói 484 tỷ USD để hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nâng tổng số tiền cứu trợ lên gần 3 nghìn tỷ USD, trong khi EU cũng tung ra gói cứu trợ trị giá 500 tỷ EUR (hơn 542 tỷ USD)…

Mặc dùnhu cầu vàng vật chất ở những quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, Trung Quốc, Ấn Độ… vẫn ở mức rất thấp, nhưng nhu cầu đầu tư vàng vẫn có xu hướng tăng cao, nên giá vàng được hỗ trợ tích cực. Tính đến thời điểm này, số lượng vàng nắm giữ của quỹ SPDR đã đạt 1048.31 tấn, mức cao nhất trong gần 7 năm qua. Tính trong tháng 4 quỹ đã mua vào 79.56 tấn vàng.

Ngoài ra, vấn đề căng thẳng địa chính trị tại khu vực trung đông cũng đang tăng cao khi phía Mỹ và Iran có thể đứng bên bờ vực giao tranh. Điều này cũng sẽ hỗ trợ cho giá vàng. Và rủi ro Brexit không đạt được thoả thuận cũng đang hỗ trợ giá vàng.

Số liệu GDP quý I của Mỹ và cuộc họp chính sách tiền tệ của FED sẽ là 2 yếu tố quan trọng có thể tác động mạnh đến giá vàng trong tuần này.

Dữ liệu GDP quí đầu tiên sẽ giúp giới đầu tư sớm có nhận định về bức tranh kinh tế trong quí thứ hai, khi mà ảnh các biện pháp đóng cửa doanh nghiệp và nhà máy thực sự có tác động mạnh. GDP quý I được công bố ngày 29/4, dự báo sẽ âm 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức dự báo này xem ra cũng có cơ sở bởi các hoạt động sản xuất kinh doanh ở Mỹ đã và đang bị tác động mạnh bởi dịch bệnh, khiến các chỉ số kinh tế được công bố thời gian qua đều kém khả quan. Nếu GDP quý I của Mỹ giảm mạnh như dự kiến nói trên, có thể sẽ đẩy giá vàng tăng mạnh hơn nữa.

Dù kinh tế Mỹ đã và đang suy giảm mạnh vì dịch bệnh, nhưng nhiều khả năng FED vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0- 0,25%, chứ không tiếp tục giảm lãi suất xuống mức âm trong cuộc họp ngày 30/4 tới. Bởi vì, trong thời gian qua FED đã liên tục bơm tiền vào hệ thống thông qua chương trình nới lỏng định lượng (QE). Theo đó, từ giữa tháng 3 đến 23/4, bảng cân đối tài sản của FED đã tăng từ 4,3 nghìn tỷ USD lên 6,5 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, lạm phát của Mỹ vẫn đang duy trì ở mức gần 2%. Chương trình QE, cộng với các gói kích thích kinh tế của Chính phủ liên bang gần 3 nghìn tỷ USD, có thể sẽ nhanh chóng đẩy áp lực lạm phát của Mỹ tăng cao sau mùa dịch. Hơn nữa, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, FED cũng chỉ cắt giảm lãi suất xuống mức 0-0,25%.

Trong cuộc họp này, nếu FED vẫn tỏ ra bi quan về kinh tế Mỹ và tiếp tục cảnh báo sẽ gia tăng quy mô chương trình QE, thì sẽ tác động tiêu cực đến USD và hỗ trợ cho giá vàng. Ngược lại, nếu FED giữ nguyên lãi suất và không có định hướng gì về chính sách tiền tệ, sẽ không tác động đến giá vàng.

Tuy nhiên, rủi ro vàng bị nhà đầu tư chốt lời để bù lỗ cho các thị trường khác vẫn hiện hữu, nhất là khi đại dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu suy giảm.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Tại biểu đồ D cuối tuần trước đã có lực chốt lời đẩy giá xuống, tuy nhiên ngay sau đó giá đã bật tăng trở lại cho thấy nhu cầu với vàng vẫn tăng cao và phe mua đã nhẩy vào khi giá xuống quanh vùng 1700.

Tại biểu đồ H4 chúng ta vẫn thấy giá di chuyển trong một kênh xu hướng tăng. Tuy nhiên giá đang hình thành mô hình 2 đỉnh nên có thể xu hướng chốt lời vẫn chưa kết thúc.

Chúng ta có thể mua lướt lên với vàng nếu giá giảm về các vùng hỗ trợ cũ 1707 – 1709 tương ứng với đường trend dưới của kênh xu hướng tăng.

SL 1698
TP 1733

Đăng ký nhận các bản tin phân tích sớm nhất

THỊ TRƯỜNG DẦU

Mặc dù OPEC và các nước sản xuất dầu lớn khác gần đây đã đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng, tuy nhiên việc cắt giảm sản lượng không kịp thời và sản lượng cắt giảm không đủ lớn để loại bỏ hàng triệu thùng dầu thô dư thừa trên thị trường. Điều này khiến các thương nhân lo sợ và quyết định bán tháo dầu thô.

Đồng thời, áp lực giảm đối với nền kinh tế vẫn tiếp tục và nhu cầu về dầu thô rất ít. Dự kiến ​​giá dầu sẽ vẫn tiếp tục đà suy giảm.

Tuy nhiên, do việc dỡ bỏ dần sự phong tỏa và kỳ vọng của thị trường rằng các nước sẽ đưa ra nhiều biện pháp kích thích hơn, cộng với việc các nước sản xuất dầu chuẩn bị thực hiện cắt giảm sản lượng, và thậm chí mở rộng cường độ cắt giảm sản lượng dầu thô, vì vậy giá dầu đã phục hồi vào 3 ngày giao dịch cuối. Nhưng so với tuần trước giá dầu thô vẫn ghi nhận mức giảm hơn 30%.

Vấn đề tồn kho dầu thô không thể được giải quyết nhanh chóng. Ngoài ra, do dịch virus corona vẫn ảnh hưởng đến nhu cầu dầu thô, nên niềm tin của thị trường trong việc mua dầu thô rõ ràng là không đủ.

Việc phong tỏa toàn cầu vẫn là một yếu tố chính ảnh hưởng đến giá dầu, bởi vì dịch virus tiếp tục gây thiệt hại, điều này sẽ tiếp tục làm suy yếu nhu cầu về dầu thô và làm giảm giá dầu. Áp lực giảm giá dầu vẫn còn rất lớn. 

Nhìn chung, thị trường vẫn đang có xu hướng bán dầu thô, và một số nhà đầu tư tin rằng hợp đồng tương lai dầu thô tháng 6 có khả năng lặp lại xu hướng của hợp đồng tương lai dầu thô tháng 5. 

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 

Nhìn chung dầu chúng ta có thể thấy giá đang tiếp tục di chuyển trong kênh xu hướng giảm trong dài hạn, việc giá hồi lên vùng trend trên có thể là cơ hội tốt cho phe bán dầu tham gia vào.Ngoài ra, hợp đồng tương lai dầu thô Brent sẽ hết hạn vào ngày 30 tháng 4 nên có thể các hợp đồng sẽ được đóng lệnh dẫn đến xu hướng giảm tiếp cho giá dầu. 

Tham gia kênh Telegram của chúng tôi

THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ

USD

Tuần này, giá USD sẽ phụ thuộc vào kết quả cuộc họp lãi suất của Ủy ban thị trường mở liên bang Mỹ (FOMC), dự kiến diễn ra vào ngày 29/4.

Đồng USD có thể giảm nếu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell, vẽ ra một bức tranh đáng lo ngại về sự tăng trưởng toàn cầu trong bối cảnh đại dịch COVID-19 buộc các ngân hàng trung ương bơm hàng nghìn tỉ USD thanh khoản vào hệ thống tài chính.

Trước kế hoạch kích thích chưa từng có của Cục Dự trữ Liên bang và sự phối hợp của các ngân hàng trung ương toàn cầu, vấn đề thanh khoản đã được giảm bớt rất nhiều, khiến đồng đô la Mỹ có thể giảm xuống.

Các bạn có thể tham khảo một số xu hướng của các cặp tiền USD/XXX

EUR

Tuần trước đồng EUR đã bị áp lực khi USD nổi lên là đồng tiền trú ẩn chính. Và dữ liệu PMI các thành viên của EU suy yếu. Thị trường đặt cược rằng sự phục hồi kinh tế châu Âu chậm hơn so với Mỹ.

Mặt khác, các nước EU có những bất đồng can điểm về kế hoạch giải cứu nền kinh tế, điều này cũng làm giảm sự lạc quan của thị trường, do đó, đồng euro vẫn đang có xu hướng giảm.

Các bạn có thể tham khảo một số xu hướng của các cặp tiền EUR/XXX

GBP

Đồng GBP giảm sau khi thị trường dự đoán rằng chính phủ anh không muốn gia hạn thời gian chuyển đổi “Brexit” . Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại của thị trường về một Brexit không có thỏa thuận.

Bởi vì Vương quốc Anh cần quyết định vào tháng 6 có nên nộp đơn xin gia hạn thời kỳ chuyển đổi “Brexit” hay không. Do đó, thị trường vẫn cần chú ý đến tiến độ của các vấn đề liên quan.

Xu hướng hiện tại của đồng bảng vẫn đang chịu áp lực. Bởi vì những kỳ vọng của các cuộc đàm phán brexit không lạc quan.

Các bạn có thể tham khảo một số xu hướng của các cặp tiền GBP/XXX

GBPUSD chúng ta có 2 kịch bản để giao dịch

Nếu giá tăng lên vùng 1.2647 là khu vực đỉnh cũ trong tuần trước chúng ta sẽ bán xuống

Nếu giá giảm về vùng 1.223 và hình thành mô hình vai đầu vai thì chúng ta sẽ giao dịch xuống theo mô hình này.

AUD

Đồng đô la Úc đã tăng nhanh hơn tất cả các loại tiền G10 khác, vì việc nới lỏng các hạn chế dịch virus corona mới ở hai tiểu bang của Úc đã làm dấy lên sự lạc quan rằng dịch bệnh của nước này đang giảm bớt.

Các bạn có thể tham khảo một số xu hướng của các cặp tiền AUD/XXX

Thông tin chúng tôi cung cấp mang tính chất tham khảo

Chúc các bạn đầu tư thành công !

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here