BT GROUP phân tích tổng quan thông tin thị trường Vàng, Dầu và các cặp ngoại tệ chính ngày 16/03

THỊ TRƯỜNG VÀNG

Giới đầu tư ồ ạt bán tháo vàng để đổi lấy tiền mặt vào cuối tuần trước. Giá vàng đã mất gần 200USD mỗi ounce dẫn tới tuần bi thảm nhất của quý kim trong 9 năm qua. Trong khi các kênh đầu tư đều thê thảm thì vàng được lựa chọn vì vàng dễ tạo ra thanh khoản khi cẫn thiết trong bối cảnh bất ổn hiện nay.

Tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, khiếnlĩnh vực sản xuất của Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng (PMI sản xuất dưới 50 điểm), tăng trưởng GDP quý 1 của Mỹ sẽ bị tác động tiêu cực.

Để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng trên thị trường, Hôm qua (15/3) cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hôm qua đã có động thái mạnh mẽ để cứu nền kinh tế Mỹ khỏi những tác động của dịch bệnh Covid-19: Fed đã quyết định hạ lãi suất quĩ liên bang từ khoảng mục tiêu 1-1,25% xuống còn 0-0,25% và hứa hẹn sẽ tăng lượng trái phiếu nắm giữ thêm ít nhất 700 tỷ USD. Fed cho biết sẽ duy trì khoảng lãi suất thấp mới này “cho đến khi nào chắc chắn nền kinh tế đã vượt qua các sự kiện gần đây và đang trên đà đạt được các mục tiêu toàn dụng việc làm và ổn định giá cả”.

Lần gần đây nhất Fed hạ lãi suất là tại phiên họp bất thường hôm 3/3 vừa qua. Khi đó Fed đã giảm lãi suất khẩn cấp từ khoảng 1,5-1,75% về 1-1,25%, tương đương giảm 50 điểm cơ bản. Thông thường trong mỗi lần họp, Fed chỉ điều chỉnh lãi suất tăng hoặc giảm 25 điểm cơ bản, ngoại trừ trong các trường hợp khủng hoảng như năm 2008.

Cũng sau buổi họp hôm 15/3, Fed hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với hàng nghìn ngân hàng xuống còn 0%. Thêm vào đó, trong một hoạt động hợp tác với các ngân hàng trung ương trên toàn cầu, Fed cho biết NHTW của Canada, Anh, Nhật Bản, châu Âu, Thụy Sỹ và Fed sẽ hành động để tăng cường thanh khoản của đồng đô la trên khắp thế giới thông qua các thỏa thuận hoán đổi (swap) đô la hiện có.

Fed cũng sẽ thực hiện chương trình nới lỏng định lượng (quantitative easing – QE) với tổng trị giá 700 tỉ USD bằng cách mua lại trái phiếu chính phủ (500 tỉ USD) và chứng khoán bảo đảm bằng khoản vay và được chính phủ bảo lãnh (200 tỉ USD).

Việc Fed công bố một loạt biện pháp mạnh tay như trên trong cùng một ngày là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử hơn 100 năm của ngân hàng trung ương này. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, các biện pháp kể trên cũng chỉ được thực hiện dần trong vòng vài tháng chứ không phải trong một ngày.

Phản ứng của quỹ SPDR trong tuần vừa qua chỉ là hoạt động bán ra. Quỹ đã bán 32.2 tấn vàng và khôi phục về mức nắm giữ 931.59 tấn.

Liệu vàng sẽ tiếp tục bị bán tháo ?

Hiện tại chúng ta có thể tiếp tục chờ đợi nếu ngày hôm nay không còn bị bán tháo nữa và có nhiều nến tăng đóng cửa trên vùng hỗ trợ 1550 thì chúng ta có thể mua lên từ vùng này.

Nếu tiếp tục bị bán tháo thì chúng ta sẽ mua lên quanh vùng hỗ trợ tiếp theo 1490.

Vì triển vọng dài hạn cho vàng vẫn còn tăng. Nếu dịch bệnh ở châu Âu và Hoa Kỳ gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu trú ẩn vào vàng có thể tiếp tục.

Nên chúng tôi vẫn thiên về xu hướng tăng lên đối với Vàng.

Đăng ký nhận các bản tin phân tích sớm nhất

THỊ TRƯỜNG DẦU

Lo ngại ngày càng tăng về việc nhu cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 kết hợp với việc Ả-rập Xê-út khởi động cuộc chiến giá dầu với Nga đã khiến giá dầu ghi nhận tuần sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2008. Tuần trước giá dầu WTI sụt 23% và dầu Brent lao dốc 25% .

Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về áp đặt lệnh hạn chế đi lại từ các nước châu Âu về Mỹ đã góp phần tăng sức ép lên giá dầu vào ngày thứ Năm (12/03) do sự ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu. Ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng vào tối ngày thứ Tư (11/03), đưa ra một số kế hoạch của Chính phủ để đối phó với sự lây lan dịch COVID-19. Đáng chú ý nhất, ông Trump cho biết đi lại giữa châu Âu và Mỹ sẽ bị đình chỉ trong vòng 30 ngày đối với công dân nước ngoài, bắt đầu từ ngày thứ Sáu (13/03).

Tuần trước, Nga đã không ủng hộ thỏa thuận cắt giảm mạnh hơn sản lượng dầu mà OPEC đề xuất tại cuộc họp ngày 6/3. Theo Nga, hai kịch bản đã được thảo luận tại các cuộc thảo luận bao gồm kịch bản thứ nhất (mà Nga chủ trương) là tiếp tục giữ nguyên sản lượng dầu cắt giảm như thỏa thuận hiện có, và kịch bản thứ hai (được Saudi Arabia thúc đẩy) là cắt giảm thêm sản lượng khai thác dầu. Tuy vậy, các bên đã không đi đến một quyết định thống nhất.

Tuy nhiên, việc giá dầu xuống thấp rất có thể sẽ khiến một số quốc gia gia tăng lượng dự trữ dầu thô. Tổng thống Trump hôm thứ Sáu nói rằng ông đã chỉ thị cho bộ năng lượng Hoa Kỳ mua dầu thô để dự trữ dầu chiến lược để hỗ trợ ngành công nghiệp dầu mỏ, vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến giá cả giữa OPEC và các đồng minh.

Tổng công suất của Cục Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược Mỹ (SPR) là 713,5 triệu thùng. Tính đến tuần trước, tổng khối lượng dầu thô trong hầm khai thác dưới lòng đất của bang Louisiana, nơi dự trữ dầu quốc gia của Mỹ, chỉ ở mức dưới 650 triệu thùng. Điều đó có nghĩa là mức tối đa mà Tổng thống Trump có thể lấp đầy là 63,5 triệu thùng.

Ngay cả khi Mỹ tiếp tục lấp đầy SPR tới cuối năm, công suất tối đa chỉ có thể ở mức 219.000 thùng/ngày trong vòng 290 ngày còn lại bắt đầu từ ngày 16/3.

Con số này thậm chí không bằng một nửa so với khối lượng cắt giảm mà OPEC + đã xem xét trong các cuộc đàm phán trước đây.

Vì vậy động thái này của Mỹ cũng chỉ tác động tăng tạm thời tới giá dầu. Giá dầu thô vẫn đang chịu áp lực do sự bùng phát của virus trên toàn thế giới do đó giá có thể sẽ vẫn dao động quanh mức giá thấp. Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyến nghị việc mua lên ngắn hạn quanh các vùng đáy cũ 30$/ thùng với dầu Brent và 28$/ thùng với dầu WTI.

Tham gia kênh Telegram của chúng tôi

THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ

USD

Từ cuối tháng 2, đồng USD bắt đầu lao dốc mạnh sau khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại Mỹ khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải khẩn cấp cắt giảm 0,5 điểm % lãi suất cơ bản để hỗ trợ nền kinh tế. Động thái của Fed và kì vọng của nhà đầu tư đã đẩy chỉ số DXY đã giảm xuống còn 94,895 điểm vào ngày 9/3, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2019.

Sau đó ngày hôm qua (15/3) Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã hạ lãi suất xuống phạm vi mục tiêu từ 0% đến 0,25% và cho biết sẽ mở rộng bảng cân đối kế toán của mình ít nhất 700 tỉ USD trong những tuần tới.

Động thái này được thực hiện để giảm chi phí mà các ngân hàng và các công ty phải trả để sử dụng USD, vốn tăng mạnh trong những tuần gần đây khi đại dịch Covid-19 khiến các nhà đầu tư hoảng sợ.

Hiện tại nhu cầu dùng tiền mặt đặc biệt là USD đang tăng cao khi giới đầu tư thanh khoản Vàng để chuyển ra USD. Bởi vì dòng tiền là yếu tố phòng ngừa quan trọng nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính. Vì vậy có thể USD sẽ được hưởng lợi trong thời gian này.

EUR

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 12/3 quyết định không cắt giảm lãi suất như kỳ vọng của thị trường, nhưng đã thông qua gói kích thích kinh tế trị giá lên tới 120 tỷ euro (135 tỷ USD) nhằm hỗ trợ nền kinh tế châu Âu, đặc biệt là các ngân hàng gặp khó khăn do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

ECB đã quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức -0,5% nhằm kích thích vay đầu tư thay vì giữ tiền trong ngân hàng.

Tuy không cắt giảm lãi suất, ECB đã thông qua gói thu mua trái phiếu và tín dụng ưu đãi đến hết năm 2020 trị giá lên tới 120 tỷ euro, tăng từ mức 20 tỷ euro/tháng hiện nay.

Ngoài ra châu Âu đang chịu ảnh hưởng nặng từ dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát tại nhiều nước thành viên nên có thể sẽ tiếp tục đe dọa nền kinh tế chung của khu vực. Và hiện tại USD đang được coi là đồng tiền thanh khoản chính trong thời kỳ khủng hoảng nên cặp tiền EURUSD có thể sẽ tiếp tục suy giảm.

GBP

Đồng bảng Anh có khả năng tiếp tục giảm, sự chú ý của các nhà đầu tư đang quay lại chú ý tới “đàm phán châu Âu-Anh”, Trước đó, bài phát biểu của người phát ngôn của Thủ tướng Anh đã khiến thị trường thất vọng. Các cuộc đàm phán thương mại giữa Anh và EU vẫn diễn ra rộng rãi và không được thị trường ưa chuộng.

Hơn nữa kỳ vọng của BoE về việc nới lỏng hơn nữa đang tăng lên. mặt khác, đồng đô la mạnh lên do nhu cầu dòng tiền.

Gần đây, Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu đã kết thúc vòng đàm phán đầu tiên về thỏa thuận thương mại thời hậu Brexit tại Brussels. Hai bên có những khác biệt nghiêm trọng. Vòng đàm phán tiếp theo sẽ được tổ chức vào tuần này tại London vào ngày 18 tháng 3.

ngoài ra do ảnh hưởng từ dịch bệnh, Tổng thống Trump nói rằng Vương quốc Anh có thể cần được đưa vào lệnh cấm du lịch vào Mỹ. Vì vậy đồng bảng Anh có thể tiếp tục chịu áp lực giảm.

AUD & NZD

Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ tức ngân hàng trung ương), ngày 16/3, thông báo cắt giảm lãi suất 75 điểm cơ bản, xuống ngưỡng 0,25% và tuyên bố duy trì mức lãi suất này trong vòng 12 tháng tới, nhằm đối phó với dịch COVID-19.

RBNZ đã có cuộc họp khẩn vào chiều ngày 15/3 để đánh giá các tác động do COVID-19 gây ra đối với nền kinh tế quốc gia và phác thảo những biện pháp đối phó phù hợp.

Đại diện của RBNZ cho biết mức lãi suất mới, hạ từ ngưỡng 1% trước đó, sẽ được duy trì ít nhất trong vòng 12 tháng, với các động thái tiếp theo đang được xem xét, bao gồm cả hình thức nới lỏng định lượng (QE).

Bên cạnh việc hạ lãi suất cơ bản, Ủy ban chính sách tiền tệ của RBNZ cũng nhất trí về một số biện pháp kích thích kinh tế mạnh hơn nữa, bao gồm một chương trình ưu tiên mua tài sản quy mô lớn của trái phiếu chính phủ New Zealand và kế hoạch buộc các ngân hàng phải tăng vốn để chống lại nguy cơ suy thoái kinh tế có thể xảy ra.

NAB dự báo lãi suất cơ bản của Australia có thể sẽ tiếp tục bị điều chỉnh xuống 0,25% trước thời điểm RBA dự tính công bố thông tin vào cuộc họp định kỳ của tháng Tư.

Đầu tháng này, RBA đã công bố cắt giảm lãi suất cơ bản từ 0,75% xuống còn 0,5%, nhằm đối phó với các điều kiện kinh tế quốc gia đang ngày càng xấu đi do tác động từ dịch COVID-19. Đây là lần cắt giảm thứ tư trong vòng một năm qua của RBA, đánh dấu một mốc lãi suất cơ bản thấp nhất trong lịch sử Australia.

Vì vậy cả AUD và NZD sẽ vẫn chịu áp lực giảm trong thời gian tới.

CAD

Sự bùng phát của virus đã gây áp lực nặng nề lên các loại tiền tệ hàng hóa (AUD, NZD, CAD). Ngoài ra, giá dầu thô giảm đã gây áp lực lên đồng đô la Canada. Vì vậy, CAD có khả năng tiếp tục giảm.

Thông tin chúng tôi cung cấp mang tính chất tham khảo

Chúc các bạn đầu tư thành công !

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here