Đồng JPY đang trở thành một trong những đồng tiền mạnh nhất trên currency market sau khi thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abequyết định từ chức vào thứ Sáu tuần qua. Điều này cũng không quá khó hiểu bởi suốt gần 10 năm qua, kể từ ngày tái đắc cử thủ tướng nhiệm kỳ thứ 2 vào hồi tháng 12/2012, Abe đã có những chương trình, chính sách vực dậy lạm phát, tăng trưởng thông qua hạ giá đồng JPY rất tích cực. Một trong những số đó phải kể tới là bộ ba chính sách (bộ ba mục tiêu hay mũi tên) vốn được gọi thành học thuyết gắn với tên ông – học thuyết Abenomics cụ thể như sau:
Mục tiêu số 1: Theo đuổi nới lỏng tiền tệ
Xác định nguyên nhân lớn nhất của suy thoái kinh tế là giảm phát nên điều mà Chính phủ của Thủ tướng Abe nhắm tới trước tiên với mũi tên thứ nhất là xóa bỏ giảm phát. Đề ra một mục tiêu lạm phát là giải pháp mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đưa ra. Một lượng lớn tiền được tung ra kể từ đầu mùa xuân 2013 (với mức cung tiền cơ bản đang từ 130 nghìn tỷ Yên tăng lên 270 nghìn tỷ yên) nhằm thay đổi kỳ vọng của thị trường và ổn định mục tiêu lạm phát là 2%. Tương tự như nhiều nền kinh tế phát triển khác, lạm phát 2% mỗi năm tại Nhật Bản được coi là tối ưu để khuyến khích các công ty đầu tư và người tiêu dùng chi tiêu. Mức lạm phát này cũng đủ thấp để tránh làm dấy lên cuộc khủng hoảng siêu lạm phát từng làm tê liệt nền Cộng hòa Weimar (nước Đức) những năm 1920 và Zimbabwe gần đây. Bên cạnh đó, việc nới lỏng định lượng không giới hạn, điều chỉnh giá đồng Yên, sửa đổi Luật Ngân hàng cũng đã được Nhật Bản xúc tiến.
Tất cả những điều này đã ngay lập tức phát huy hiệu quả khi đồng JPY đã mất hơn nửa giá trị so với đồng USD chỉ trong hơn ba năm sau đó.
Mục tiêu số 2: Chính sách tài khóa linh hoạt
Nhằm kích thích nền kinh tế, Abenomics đã nhanh chóng đẩy mạnh đầu tư công, tăng cường chi tiêu. Cùng với việc triển khai các gói kích thích kinh tế, tập trung cho phúc lợi xã hội là việc củng cố tài khóa, giải quyết nợ công. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng tìm cách nâng cao nguồn thu bằng cách tăng thuế tiêu thụ từ 5-8% và giai đoạn sau này, từ năm 2019 sẽ là 10%.
Mục tiêu số 3: Tăng trưởng nhờ thúc đẩy đầu tư tư nhân
Thực chất đây là chính sách tái cấu trúc nền kinh tế. Mũi tên thứ ba của Abenomics được kỳ vọng sẽ tạo đòn bẩy kích thích khu vực tư nhân trong các vấn đề chuyển dịch công nghiệp, tăng cường nhân lực và cải cách hệ thống việc làm, tăng năng lực cạnh tranh về vị trí thay vì chuyển hoạt động ra nước ngoài, năng lượng sạch và hiệu quả, xây dựng xã hội tuổi thọ cao đi đôi với sức khỏe, mở rộng xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp, khoa học và công nghệ.
Một số thành tựu từ Abenomics
Nếu ta bỏ qua giai đoạn nền kinh tế bị tác động bởi dịch Covid-19 thì một số thành tựu nổi bật của chính sách có thể sẽ khá ấn tượng đó là việc tăng trưởng kinh tế rất khả quan như kinh tế Nhật Bản đã giai đoạn tăng trưởng liên tục dài nhất trong gần 30 năm qua. Cụ thể là giai đoạn từ 2015-2017 với GDP trong quý IV/2017 tăng 0,1% so với quý trước (tính theo năm là 0,5%) và đây là quý tăng trưởng thứ 8 liên tiếp của kinh tế Nhật Bản. Đầu tư vốn tăng 0,7% (một phần để đối phó với tình trạng thiếu nhân lực). Xuất khẩu tăng 2,4% (nhờ xuất khẩu linh kiện điện thoại thông minh và xe hơi tăng mạnh). Tiêu dùng cá nhân đã tăng 0,5%, lần đầu tiên tăng sau 2 quý. Trước việc nhu cầu trong nước thúc đẩy tăng trưởng GDP, Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Motegi Toshimitsu cho rằng, tiêu dùng cá nhân tăng lên cho thấy hồi phục kinh tế đang lan tỏa tới từng gia đình và một vòng tuần hoàn kinh tế tích cực đang hình thành.
Sự hồi phục kinh tế được phản ánh rõ nét thông qua sự tăng trưởng chứng khoán Nhật Bản. Theo đó, trước khi đại dịch bùng phát, chỉ số Nikkei đã lên đến mức 24.400 điểm lần đầu tiên trong khoảng 26 năm, dấu hiệu của sự thoát khỏi giảm phát càng rõ nét. Trước hiệu quả hoạt động khả quan của các công ty Nhật Bản, bắt đầu xuất hiện những nhận xét cho rằng, dường như giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao độ của Nhật Bản đang một lần nữa được tái hiện lại.
Những dấu hiệu chậm lại của Abenomics và nguy cơ đồng JPY tăng trở lại Mặc dù đã từng rất thành công trong quá khứ, nhất là trong giai đoạn đầu (từ 2012-2015), nhưng một điều không thể phủ nhận là tác động của chính sách Abenomics càng về sau lại càng mờ nhạt hơn. Nhất là sau kỳ đại dịch Covid -19, kinh tế Nhật đã có 3 quý tăng trưởng âm liên tiếp từ Quý IV/2019 đến Quý II/2020 hiện tại. Đặc biệt là mức âm lớn 7.8% của Quý II/2020 dường xóa sổ đi mọi thành tích trước đó. Thêm vào đó là dấu hiệu của Giảm phát đang quay trở lại với CPI các Quý I và II/2020 đều ở mức âm 0.2%; thất nghiệp có xu hướng gia tăng trở lại và mức tăng trưởng tiền lương giảm mạnh.
Trong bối cảnh không mấy sáng sủa này, sự kiện Shinzo Abe từ chức đã giống như một giọt nước tràn ly và có thể sẽ đặt dấu “chấm hết” cho bộ ba mục tiêu của Abenomics từ đó làm phát sinh rủi ro đồng JPY tăng trở lại. Đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản giải thích cho diến biến các cặp tiền chéo XXX/JPY đang bị sell off mấy nay. Và với buying momentum hiện tại rất mạnh của đồng JPY, chiến lược phù hợp lúc này là canh tìm cơ hội bán ra nhóm các cặp XXX/JPY.
Tham gia kênh Telegram của chúng tôi
Happy and safe trading!
__BT GROUP__