Bạn cần biết về sóng Elliott khi đầu tư

Henry

Vào cuối năm 1920, ông Ralph Nelson Elliott – người đã khám phá ra thuyết “sóng Elliott” khi phát hiện ra rằng thị trường chứng khoán không biến động theo một cách hỗn loạn mà trong thực tế, thị trường giao dịch lặp đi lặp lại theo chu kỳ.

Ông Elliott đã phát hiện ra rằng thị trường lặp đi lặp lại theo chu kỳ là do tâm lý của nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi tác động của các yếu tố bên ngoài nên dẫn đến các mẫu lặp đi lặp lại giống nhau, các mẫu đó được gọi là “sóng” (wave)

The 5 – 3 Wave Patterns (Mô hình sóng 5-3)

Ông Elliot đã chỉ ra rằng thị trường có xu hướng biến động dưới dạng mô hình gọi là “Mô hình sóng 5-3”. Mô hình 5 sóng đầu được gọi là sóng tới (impulse waves) và mô hình 3 sóng sau được gọi là sóng lui (corrective waves). Trong mô hình này, sóng 1, 3, 5 có tính vận động, có nghĩa chúng di chuyển cùng với toàn bộ sóng, trong khi đó sóng 2, 4 có tính điều chỉnh.

Đầu tiên, chúng ta sẽ xem mô hình sóng tới 5-wave với các màu sắc để các bạn có thể phân biệt được rõ ràng:

Tuy mô hình sóng được ông Elliott áp dụng cho cổ phiếu tuy nhiên nó lại có thể dễ dàng áp dụng được cho cả tiền tệ, trái phiếu, vàng, dầu,… Đặc biệt hơn, sóng Elliott còn có thể sử dụng được cho thị trường ngoại hối.

Wave 1 (Sóng  1)

Chứng khoán tăng trong khoảng thời gian đầu tiên do tâm lý của một số nhà đầu tư nghĩ rằng giá cổ phiếu trước đó đã rẻ và là lúc thích hợp nhất để mua vào. Và khi họ thực hiện việc mua vào đã tạp nên giá tăng.

Wave 2 (Sóng  2)

Tại thời điểm này, một số nhà đầu tư mua tin rằng cổ phiếu đã tăng quá mức giá trị của nó nên họ bắt đầu bán ra. Điều này làm cho chứng khoán đi xuống. Tuy nhiên, nó vẫn không giảm xuống dưới mức trước đó do còn nhiều nhà đầu tư còn đang do dự với mong muốn sẽ có mức điểm tốt hơn.

Wave 3 (Sóng  3)

Đây thường là pha sóng dài nhất và mạnh nhất. Cổ phiếu đã thu hút nhiều sự đông đảo của nhà đầu tư khiến nhiều người để ý và mua nó với giá ngày càng cao. Pha sóng ngày thường mạnh và vượt cao hơn đỉnh cuối của pha sóng thứ nhất.

Wave 4 (Sóng  4)

Tại thời điểm này một số nhà đầu tư có tâm lý chốt lời với suy nghĩ rằng giá cổ phiếu đã cao. Tuy nhiên pha sóng này có xu hướng yếu vì một số nhà đầu tư còn lại vẫn đợi cổ phiếu tiếp tục tăng để có thể chốt lời nhiều hơn.

Wave 5 (Sóng  5)

Đây là thời điểm mà hầu hết nhiều nhà đầu tư đều kiếm được lợi nhuận hấp dẫn từ cổ phiếu. Do đó các nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, không lắng nghe những lời khuyên ngăn cản để ồ ạt mua vào cổ phiếu dẫn đến giá chứng khoán tăng cao nhất và vượt qua giá trị thực của nó. Tại thời điểm này sẽ có sự kháng cự và mọi người bắt đầu bán.

Sóng xung lực mở rộng

Một trong 3 sóng xung lực trong lý thuyết sóng Elliott luôn luôn được mở rộng, nghĩa là sẽ luôn có một sóng dài hơn hai sóng còn lại và thông thường sẽ là sóng thứ năm. Tuy nhiên, theo thời gian thay đổi của thị trường thị hiện nay nhiều nhà đầu tư cho rằng sóng mở rộng chính là sóng thứ 3.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here